Cách tăng cân cho bà bầu gầy an toàn, khỏe mạnh

Cách tăng cân cho bà bầu gầy sẽ giúp thai kỳ khỏe mạnh. Hơn nữa, nó còn góp phần giúp duy trì sự ổn định cho sức khỏe người mẹ. Trẻ được sinh ra khỏe mạnh, không dị tật.

Cách tăng cân cho bà bầu gầy an toàn, khỏe mạnh
Cách tăng cân cho bà bầu gầy an toàn, khỏe mạnh

Tăng cân cho bà bầu khác hẳn với các đối tượng khác. Bởi ngoài việc chú ý để thực phẩm giàu dinh dưỡng để hỗ trợ tăng cân trong thai kỳ thì nó phải an toàn cho mẹ, bổ và tốt cho thai nhi. Song song là phải theo dõi cân nặng, không quá ít và cũng không quá cao. Số cân nặng phải đạt mức từ 9 – 12 kg trong suốt hành trình mang thai. Vậy làm sao để cách tăng cân cho bà bầu gầy đạt chỉ số phù hợp này?

1. Chỉ số cân nặng cho bà bầu

1.1 Mức tăng cân cho bà bầu

Mức tăng cân cho bà bầu
Mức tăng cân cho bà bầu

Theo các bác sĩ phụ khoa thì trong thời gian thai kỳ mẹ bầu chỉ nên tăng từ 9 tới 12kg. Tuy nhiên, để biết được số lượng cân mình tăng đã đạt chưa thì mẹ cần xem xét cân nặng của mình trước khi mang thai. Tùy theo thể trạng gầy, trung bình hay béo mà  lượng cân tăng lên lúc bầu có thể khác nhau tùy mỗi người.

Trong thời kỳ đầu của quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu tiên, mẹ có thể sẽ bị sụt cân. Nguyên nhân có thể là do ốm nghén, nôn do thai nhi và mẹ cần có thời gian để thích nghi. Vượt qua thời gian này, mẹ và thai nhi sẽ tăng cân nhanh chóng.

1.2 Bảng tăng cân cho bà bầu

Giai đoạn

 

Nhu cầu năng lượng cần bổ sung Cân nặng mẹ bầu ở từng giai đoạn
3 tháng đầu tiên Cần tăng thêm 200 calories/ ngày –       Mỗi tháng cần tăng từ 4 lạng tới 7,5 lạng

–       Tổng 3 tháng nên tăng từ 1,5-2,5 kg

3 tháng giữa Cần tăng thêm 300 calories/ ngày –       Cần đạt khoảng 400 – 450gr cho hàng tuần.

–       Tổng cân nặng tăng thêm trong giai đoạn này khoảng từ 5-6,5kg

3 tháng cuối Cần tăng thêm 400 – 450 calories/ ngày –       Trong khoảng thời gian này, mỗi tuần mẹ bầu có thể tăng 0,5 kg.

Việc theo dõi tăng cân chuẩn cho bà bầu sẽ giúp chúng ta biết được sự phát triển của thai nhi. Từ đó có kế hoạch tẩm bổ cho phù hợp và tốt cho cả mẹ bầu lẫn em bé trong bụng.

2. Cách tăng cân cho bà bầu gầy với Dưỡng chất cần thiết

2.1 Tinh bột

Tinh bột
Tinh bột

Với mẹ bầu thì lượng tinh bột nạp vào cần duy trì ở mức ổn định. Mỗi ngày mẹ bầu sẽ cần khoảng 2.300 – 2.400 calo. Trong đó lượng tinh bột chiếm khoảng 70%. Bạn có thể sử dụng một số thực phẩm chứa nhiều tinh bột thông qua cơm trắng ăn hàng ngày, khoai lang, gạo lứt, bông cải xanh, nấm.

2.2 Protein

Protein hay còn gọi là chất đạm, chiếm 10-15% trong tổng lượng calo cung cấp cho cơ thể. Mặc dù chỉ chiếm tỉ lệ không cao nhưng protein có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình mang thai. Nó giúp bảo sức khỏe người mẹ, duy trì sự phát triển của thai nhi.

Đây là thành phần quan trọng trong cách tăng cân cho bà bầu gầy. Đặc biệt trong giai đoạn đầu thai kỳ, nhu cầu đạm của mẹ bầu sẽ tăng lên trên 30% so với  người bình thường. Vì vậy bạn nên bổ sung các thực phẩm dồi dào protein như thịt, trứng, cá, sữa.

2.3 Chất béo

Chất béo
Chất béo

Theo các chuyên gia y tế thì lượng chất béo cần cho cơ thể chiếm 20% năng lượng trong một ngày. Thành phần này có tác dụng làm tăng năng lượng hoạt động cho cơ thể. Đồng thời, nó còn giúp hòa tan các vitamin để tăng sức đề kháng cho mẹ bầu.

Trong các chất béo thì chúng ta cần ưu tiên loại chất béo chưa bão hòa. Điều này sẽ tốt cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi với nhịp tim khỏe mạnh. Những thực phẩm giàu béo hàng đầu như các loại hạt, đậu, các loại bơ.

Ngoài ra mẹ bầu có thể dùng thêm khoảng 6 muỗng cà phê dầu ăn vào các bữa ăn trong ngày. Điều này nhằm đảm bảo lượng chất béo đủ để cung cấp dinh dưỡng cả cho mẹ và bé.

2.4 Chất xơ

Chất xơ
Chất xơ

Trong thời gian mang bầu rất nhiều chị em gặp tình trạng táo bón. Chính vì vậy việc cung cấp đầy đủ chất xơ sẽ giúp mẹ bầu nhuận tràng. Qua đó còn giúp tạo vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Từ đó giúp bà bầu ăn uống ngon miệng, hấp thu tốt dưỡng chất để thai nhi được phát triển khỏe mạnh.

2.5 Thức ăn giàu sắt, canxi

Để thai nhi khỏe mạnh, phát triển toàn diện, mẹ bầu cũng đừng quên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều sắt, canxi. Cụ thể là: lòng đỏ trứng gà, thịt đỏ, các loại đậu đỗ, các loại sữa, sữa chua, váng sữa. Chúng rất tốt để tăng cân cho bà bầu.

Có thể nói việc thiếu hụt sắt và canxi dễ dẫn tới rất nhiều biến chứng nguy hiểm  cho mẹ bầu. Chính vì vậy việc bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất này suốt chu trình thai kỳ là điều bắt buộc. Hơn nữa, điều này còn giúp ngừa loãng xương ở người mẹ, giúp xương thai nhi phát triển khỏe mạnh.

2.6 Thực phẩm chứa acid folic, omega 3

Thực phẩm chứa acid folic, omega 3
Thực phẩm chứa acid folic, omega 3

Acid folic đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển hệ thần kinh ở trẻ. Nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu sẽ giúp ngừa dị tật ống thần kinh. Còn omega 3 sẽ giúp cho sự phát triển trí óc của thai nhi. Đồng thời phòng ngừa được nhiều biến chứng trong thai kỳ cho mẹ bầu.

Các thực phẩm có màu xanh thẫm, các loại họ đậu, gan động vật thì rất giàu axit folic. Và các loại hải sản như cá hồi, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều sẽ rất giàu omega-3. Bạn có thể đan xen chúng với các món ăn khá để đảm bảo cơ thể luôn cân bằng dinh dưỡng.

2.7 Vitamin và khoáng chất

Các loại vitamin và khoáng chất mặc dù chỉ chiếm một tỉ lệ khá nhỏ nhưng lại rất cần thiết cho mẹ bầu. Nó giúp ổn định sức khỏe của mẹ, tốt cho sự phát triển của thai nhi. Đồng thời ngăn ngừa các biến chứng, dị tật ở thai nhi. Đồng thời còn giúp ngừa táo bón, bảo vệ làn da mẹ bầu ở giai đoạn mang thai. Do vậy mẹ bầu nên tăng cường ăn nhiều hoa quả, rau xanh.

3. Thức ăn tăng cân cho bà bầu

3.1 Sữa

Sữa
Sữa

Bên cạnh bữa ăn chính thì phụ nữ mang thai vẫn cần bổ sung thêm sữa. Nó ngoài việc giúp tăng cân cho mẹ bầu còn giúp ngừa nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Tùy theo sở thích, khẩu vị, chúng ta sẽ chọn sữa tươi hoặc sữa chuyên dành cho bà bầu.

3.2 Nước dừa

Nước dừa là một trong những cách tăng cân cho bà bầu gầy với công dụng ngăn ngừa tình trạng mất nước cũng như kiệt sức. Đồng thời, nước dừa còn giúp ngăn ngừa tình trạng nôn mửa, táo bón do mang thai. Hơn nữa, nó còn giúp đào thải độc tố, tăng cường hấp thu dưỡng chất để mẹ bầu tăng cân.

3.3 Mía

Mía
Mía

Mía là thức uống giải khát được mọi người lựa chọn hàng đầu khi thời tiết oi bức. Trong nước mía chiếm 70% lượng đường và còn lại là các chất khoáng, axit và chất xơ. Thế nên, mía sẽ hỗ trợ mẹ bầu tăng cân trong thai kỳ. Hơn nữa, nhờ tính dịu ngọt nên mía sẽ giảm triệu chứng ốm nghén khi mang thai.

3.4 Cam

Với hàm lượng vitamin C dồi dào, cam sẽ giúp tăng sức đề kháng cho thai phụ trong suốt 9 tháng thai kỳ. Từ đó đảm bảo chế độ ăn uống và nghỉ ngơi của mẹ bầu luôn ổn định. Số cân nặng luôn tăng dần, đạt chuẩn tăng cân an toàn. Cùng với thành phần axit folic trong cam sẽ giúp ngừa dị tật thai nhi và tăng cường trí não cho trẻ.

3.5 Bánh quy

Bánh quy
Bánh quy

Bánh quy là cách tăng cân cho bà bầu gầy theo chế độ ăn bổ sung, thông qua cách ăn vặt. Bánh sẽ đem lại nhiều dưỡng chất và vitamin để cơ thể không bị thiếu hụt dinh dưỡng. Đồng thời, bánh quy sẽ làm giảm nghén, giảm buồn miệng khi mang thai. Hơn nữa, nó còn tiện dụng đem theo bên mình để chống đói tạm thời.

4. Chế độ dinh dưỡng tăng cân cho mẹ bầu theo từng giai đoạn

4.1 3 tháng đầu tăng cân trong thai kỳ

3 tháng đầu tăng cân trong thai kỳ
3 tháng đầu tăng cân trong thai kỳ

3 tháng đầu là giai đoạn mẹ cần tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu protein. Ngoài ra mẹ còn cần bổ sung đủ sắt, acid folic cùng các loại vitamin để thai nhi được phát triển toàn diện.

4.2 3 tháng giữa tăng cân chuẩn cho bà bầu

Trong giai đoạn này, khung xương của bé phát triển khá nhanh. Vì vậy nhu cầu dinh dưỡng của mẹ cũng cần phải tăng thêm. Trong giai đoạn này mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi như tôm, trứng, sữa… Và tiếp tục bổ sung sắt, acid folic.

4.3 3 tháng cuối tăng cân hợp lý cho bà bầu

3 tháng cuối tăng cân hợp lý cho bà bầu
3 tháng cuối tăng cân hợp lý cho bà bầu

Đây là giai đoạn mà cân nặng của thai nhi phát triển với tốc độ nhanh nhất. Lúc này mẹ bầu cần bổ sung thêm chất đạm, chất béo, tinh bột để đáp ứng nhu cầu cân nặng của bé. Đồng thời cần theo dõi tăng cân trong thai kỳ để có chế độ bổ sung hợp lý.

5. Lưu ý khi tăng cân nhanh cho mẹ bầu

  • Nên chú ý ăn uống hợp lý, hài hòa và cân đối các nhóm thực phẩm.
  • Không ăn những đồ tái sống
  • Tránh các thực phẩm chứa nhiều chất kích thích.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm các chế phẩm vitamin tổng hợp nếu ăn uống kém. Như vậy sẽ đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Không những thế, mẹ bầu nên chú ý giữ tâm trạng luôn lạc quan, vui vẻ. Như vậy mới đảm bảo tăng cân trong thai kỳ khỏe mạnh.

Trên đây là tổng hợp các cách tăng cân cho bà bầu gầy dễ áp dụng nhất. Tuy nhiên, trong hành trình tăng cân cho bà bầu thì bạn cần chú ý đến thể trạng, cân nặng hiện tại. Cùng với thực đơn ăn uống hàng ngày để có sự chỉnh sửa phù hợp. Và cần kết hợp với chỉ số cân nặng tăng cân trong thai kỳ để cả giai đoạn mang thai mẹ khỏe, con khỏe và an toàn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *